g>Đau nhức xương khớp nên ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất? Liệu bạn đã biết được câu trả lời? Nếu chưa, hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé!

Đau nhức xương khớp là cách gọi chung cho các cơn đau do bệnh xương khớp gây ra. Đây là bệnh lý khiến người bệnh không chỉ đau nhức khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến chuyện sinh hoạt, đi lại và thậm chí trường hợp nặng có thể gây ra tê liệt.

Đau nhức xương khớp là cách gọi chung cho các cơn đau do bệnh xương khớp gây ra

Trong quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp, các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân của mình phải kết hợp cùng nhiều giải pháp hỗ trợ khác từ luyện tập cho đến ăn uống và nghỉ ngơi. Trong đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hồi phục. Nếu bạn muốn biết đau nhức xương khớp nên ăn gì thì đây chính là những thông tin bổ ích mà bạn đang chờ đợi:

Đau nhức xương khớp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn?

Có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện những cơn đau nhức xương khớp. Đó có thể là do thoái hóa, chấn thương, cân nặng vượt mức, hoặc di truyền… Dù nguyên nhân gây đau là gì thì trong quá trình điều trị, để giảm đau và rút ngắn thời gian chữa trị, bạn nên tuân theo chế độ ăn uống sau:

Xương ống hoặc sụn có chứa nhiều chất glucosamin và chondroitin, là những hợp chất tự nhiên có trong sụn

Thịt và xương ống: Người mắc bệnh xương khớp có thể ăn các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt heo; các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt. Ngoài ra, có thể ăn thêm các món ăn được hầm từ xương. Xét về lý thuyết khoa học, nước hầm từ xương ống hoặc sụn có chứa nhiều chất glucosamin và chondroitin. Đây đều là những hợp chất tự nhiên có trong sụn. Chính vì vậy nếu bổ sung thêm thực phẩm có chứa những chất này nghĩa là bạn cũng đang cung cấp dinh dưỡng cho sụn thêm chắc khỏe. Chưa kể, các món hầm xương đều cung cấp một nguồn canxi đáng kể, rất có lợi cho xương. Tuy nhiên người bệnh xương khớp không nên ăn quá nhiều thịt để tránh dư đạm. Tốt nhất chỉ nên cung cấp khoảng 70g protein mỗi ngày là đủ.

Cá hồi giàu axit béo Omega 3 và 6

Cá: Axit béo Omega 3 và 6 có thể sinh ra chất kháng viêm khớp prostaglandin. Bạn có thể tìm thấy nguồn cung cấp Omega 3 và 6 trong thịt động vật, các loại dầu thực và và cá. Trong đó, đặc biệt nhất phải kể đến là cá hồi.

Trà xanh có tính kháng viêm, hoạt động rất mạnh mẽ

Trà xanh: Ai cũng biết trà xanh có tác dụng thanh lọc cơ thể và giải nhiệt rất tốt. Nhưng có lẽ ít ai biết trà xanh còn có tính kháng viêm, hoạt động rất mạnh mẽ. Do đó nó có thể hỗ trợ rất tốt cho những người bị viêm khớp. Ngoài tác dụng kháng viêm, trà xanh còn thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo sụn khớp và nhờ đó rút ngắn được quá trình điều trị của các bệnh lý thoái hóa khớp.

Trứng giàu canxi, vitamin D và nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho những người bị bệnh  xương khớp

Trứng: Đối với những người đau nhức xương khớp thì trứng là nguồn thực phẩm hỗ trợ hoàn hảo. Nó giàu canxi, vitamin D và nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho việc hỗ trợ điều trị những bệnh lý xương khớp. Chính vì vậy, nếu muốn biết đau nhức xương khớp nên ăn gì thì trứng là một trong những thực phẩm lý tưởng hàng đầu.

Bắp cải rất tốt cho người bị đau khớp

Rau quả giàu vitamin C và D: Vitamin C và D có thể giúp cơ thể kháng viêm. Do đó, những loại rau quả màu xanh thẫm như súp lơ, bắp cải hoặc các loại củ màu cam, màu đỏ chẳng hạn như cà rốt, bí đỏ, ớt chuông… đều rất có lợi cho người bệnh xương khớp.

Đau nhức xương khớp chỉ nên ăn những loại trái cây giàu vitamin C như: kiwi, bưởi, chanh và các loại quả mọng

Trái cây: Phải thật thận trọng với việc lựa chọn trái cây trong quá trình điều trị xương khớp. Chỉ nên ăn những loại trái cây giàu vitamin C như: kiwi, bưởi, chanh và các loại quả mọng. Đối với những loại trái cây có lượng đường cao như nhãn, chuối, cam, dứa, đào, lê, dưa hấu… thì không thân thiện là bao với người bệnh xương khớp.

Sữa đem lại nguồn canxi quý giá

Sữa: Dinh dưỡng tốt nhất mà sữa đem lại chính là nguồn canxi quý giá. Nếu phòng bệnh nên uống sữa thường xuyên để chống loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống cổ và cột sống lưng.

Ngũ cốc làm chậm quá trình oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, ngừa quá trình thoái hóa đang diễn ra

Ngũ cốc: Đây là nguồn thực phẩm có chứa nhiều chất làm chậm quá trình oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, ngừa quá trình thoái hóa đang diễn ra. Bạn có thể dùng các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen, bắp rang,…và các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt.

Nấm làm bạn đồng hành với người đau khớp nhưng không nên ăn quá nhiều

Nấm: Để tăng cường sức đề kháng, ngăn lão hóa và hạn chế thoái hóa xương khớp, bạn có thể chọn nấm làm bạn đồng hành. Nếu kết hợp cả nấm với cà rốt, rau xanh, thực phẩm giàu Omega-3 sẽ càng đem lại tác dụng ngừa thoái hóa rất hữu hiệu. Tuy nhiên vì nấm là loại thực phẩm giàu kẽm nên chỉ ăn bổ sung, không ăn quá nhiều.

Chất gọi là Phyto-oestrogen trong giá giúp cho những người đau nhức xương khớp giảm được các triệu chứng đau nhức và sưng viêm

Giá đỗ: Ít ai biết trong giá đỗ có một chất gọi là Phyto-oestrogen (Hormone Oestrogen thực vật), đặc biệt là Isoflavon. Nhờ những chất này mà giá đỗ lại được chọn làm nguồn thực phẩm vàng giúp cho những người đau nhức xương khớp giảm được các triệu chứng đau nhứt và sưng viêm.

Đậu nành là nguồn thực phẩm lành mạnh cho người đau xương khớp

Đậu nành: Đậu nành có chứa chất béo thực vật, rất giàu chất xơ và protein. Chính vì vậy, nó là nguồn thực phẩm lành mạnh cho người đau xương khớp, đặc biệt là các trường hợp sưng viêm.

Đau nhức xương khớp không nên ăn gì? 

Danh sách thực phẩm kể trên chắc hẳn đã giúp bạn biết đau nhức xương khớp nên ăn gì là tốt nhất. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ. Bạn cần phải biết thêm về các loại thực phẩm gây bất lợi cho xương khớp dưới đây:

Những thực phẩm giàu kẽm, bao gồm: hải sản (hàu, tôm hùm, sò…), ca cao, chocolate, các loại đậu, các loại hạt, gan, thận, tim, trứng cá, cá trích, cá mòi, thịt bò, thịt gà lôi, chim bồ câu, ngỗng,… có thể khiến tình trạng viêm xương khớp trở nên trầm trọng hơn. Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho biết, các phân tử kẽm có thể làm vỡ lớp sụn đang bị tổn thương. Từ đó sẽ khiến các khớp xương cọ xát vào nhau nhiều hơn, gây đau đớn, sưng đỏ, cứng và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp hiện tại. Ngoài ra, những tổn thương mô gắn liền với viêm xương khớp còn do một loại protein gọi là ZIP8. Đây chính là protein tham gia vào quá trình vận chuyển kẽm bên trong các tế bào, gây ra chuỗi phản ứng phân tử khiến các mô sụn bị hủy diệt và làm tăng nguy cơ viêm xương khớp.

Người bị đau nhứt xương khớp cần phải tập ăn lạt, nghĩa là ăn những món ăn không cần đến muối

Muối: Các chuyên gia khuyến cáo người mắc các bệnh về xương khớp không nên thêm muối vào các món ăn của mình. Thậm chí cần phải tập ăn lạt, nghĩa là ăn những món ăn không cần đến muối. Điều đó có nghĩa là cũng nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và các loại bánh kẹo vì trong thành phần của các món này đều có chứa một lượng muối nhất định để bảo quản.

Cà phê: Chất cafein có trong cà phê giúp tinh thần bạn sảng khoái và tỉnh táo hơn nhưng nó sẽ khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm gây tăng chất lipit máu: Nguồn thực phẩm như thịt mỡ, bơ, dăm-bông, xúc xích, bánh kẹo… đều gây bất lợi quá trình điều trị viêm khớp vì chúng chính là xúc tác của phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp.

Thực phẩm giàu a-xít oxalic: Các loại trái cây và củ quả như mận, việt quất, củ cải… là thực phẩm giàu axít oxalic, không nên ăn khi còn bị viêm khớp.

Soda: Những cơn đau nhức xương sẽ tăng lên nếu bạn uống soda dù dưới bất kỳ hình thức nào.

Bột mì: Sau khi ăn các món làm từ bột mì, người bị đau nhức xương sẽ cảm thấy cơn đau nặng nề thêm.

Bia, rượu hoặc rượu vang: Bình thường phải hạn chế và càng đặc biệt tránh kết hợp các thức uống có cồn này với những thực phẩm giàu chất đạm.

Một số món ăn thích hợp cho người bị đau nhức xương khớp

Món thứ nhất: Canh bí xanh nấu sườn lợn

Canh bí xanh nấu sườn lợn dùng để hỗ trợ chữa đau xương trong giai đoạn phát cơn

Chuẩn bị:

  • Bí xanh 500g
  • Xương sườn lợn 250g

Cách nấu: Luộc xả sườn lợn, bỏ nước đầu, sau đó rửa sườn lại và nấu nước hầm. Khi sườn đã tiết hết chất trong xương ra, cho bí xanh vào nấu khoảng 5 phút, không nêm muối hoặc nấu rất nhạt.

Món ăn này dùng để hỗ trợ chữa đau xương trong giai đoạn phát cơn, sưng đau nhưng không đỏ hoặc dùng trong giai đoạn dưỡng bệnh, phòng tái phát cơn đau.

Món thứ 2: Mướp nấu đậu phụ non

Canh mướp đậu phụ non dùng để chữa đau xương khớp trong giai đoạn phát cơn cấp tính

Chuẩn bị:

  • Mướp tươi 250g
  • Đậu phụ non 250g

Cách nấu: Bắc nồi nước sôi, thả mướp tươi đã gọt vỏ và cắt nhỏ vào nồi, sau đó thêm đậu phụ non và nêm gia vị nhạt.

Món này dùng để chữa đau xương khớp trong giai đoạn phát cơn cấp tính, chỗ đau có sưng tấy và nóng đỏ nhưng chỉ ở mức độ nhẹ.

Món thứ 3: Canh ý dĩ

Chuẩn bị:

  • Đậu xanh 100g
  • Ý dĩ nhân 50g
  • Đường cát vừa đủ
  • Hoa quế vừa đủ

Cách nấu: Nấu như nấu canh, vị ngọt nhạt dùng để ăn vào bữa điểm tâm và đầu giờ tối.

Mỗi ngày ăn 2 lần dùng để chữa đau xương khớp trong giai đoạn cấp tính, có sưng đỏ và đau.

Món thứ 4: Canh hồng táo

Chuẩn bị:

  • Hồng táo 10 quả
  • Ý dĩ nhân 50g

Cách nấu: Cũng giống như cách nấu canh nhưng với món này không cần thêm đường.

Món ăn dùng làm bữa điểm tâm và ăn thêm 1 lần vào đầu giờ tối để chữa chứng đau xương khớp trong giai đoạn bệnh giảm dần, không còn sưng đau nhưng cơ thể bị mệt mỏi.

Món thứ 5: Canh bách hợp

Chuẩn bị:

  • Ý dĩ nhân 50g
  • Đậu xanh 25g
  • Bách hợp tươi 100g

Cách làm: Tẽ cánh bách hợp, xé màng trong của cánh bỏ đi rồi dùng chút muối tinh bóp nhẹ. Cuối cùng đem rửa sạch qua nước để loại bớt vị đắng. Kế tiếp, cho đậu xanh và ý dĩ nhân đã rửa sạch vào nồi nước đun sôi. Đến khi đầu mềm, thêm bách hợp và nấu đến khi nồi nước đặc lại.

Khi ăn, thấy khó nuốt, có thể thêm đường nhưng chỉ vừa đủ. Ăn món này ngày 2 lần sáng tối để chữa âm hư, sưng khớp gối và trừ nóng trong.

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết để bạn biết đau nhức xương khớp nên ăn gì và nên tránh gì để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn. Chúc bạn sớm khỏe!

Hải Yến